GIẢI PHÁP XÔNG TẮM SAU SINH PHÒNG CHỐNG HẬU SẢN
0982.636.036 0911.636.036

Thực hư chuyện mẹ bầu không được rặn khi táo bón

Táo bón khi đang mang thai là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu đau đầu bởi các mẹ bầu lo sợ rằng việc rặn khi bị táo bón sẽ có thể dẫn đến sảy thai. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào, mẹ bầu cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé. 

Nội dung chính trong bài (Ẩn)

  1. 1.1. Táo bón khi mang thai là gì?
  2. 2.2. Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu
  3. 3.3. Xử trí khi mẹ bầu bị táo bón
  4. 4.4. Cách điều trị táo bón khi đang mang thai
  5. 5.5. Thực phẩm cần bổ sung và nên tránh đối với mẹ bầu khi bị táo bón

1. Táo bón khi mang thai là gì?

Ngay cả đối với người bình thường, táo bón cũng là một điều không ai muốn mắc phải. Đặc biệt với chị em đang mang thai thì táo bón có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Thế nhưng các mẹ bầu lại rất hay mắc phải triệu chứng táo bón trong thời gian mang thai.

Mẹ bầu rất thường xuyên gặp phải táo bón trong thai kì, nhưng đây hoàn toàn không phải là bệnh lý. Thực chất táo bón chỉ là triệu chứng thông thường do ăn uống, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, ít tập luyện, hoặc do hậu quả của một số bệnh lý gây ra.

Táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý bà bầu.

Táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý bà bầu.

Táo bón liên quan trực tiếp đến sự di chuyển của các loại chất thải nhỏ và rắn trong lòng ống ruột. Các chất thải càng ở lâu trong ruột thì lượng nước được tái hấp thu càng nhiều, gây ra táo bón.

2. Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu

Theo các chuyên gia, chính sự thay đổi của hoóc môn trong cơ thể nữ giới thời kì mang thai là nguyên nhân gây ra táo bón thai kì. Lí giải điều này, khi mang thai, lượng hoóc môn giới tính trong cơ thể người mẹ tăng lên nhằm hỗ trợ giảm căng cứng các cơ, hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Thế nhưng điều này lại gây bất lợi cho quá trình đào thải các chất thải ra ngoài theo đường hậu môn, do đó gây ra tình trạng táo bón ở mẹ bầu.

Thêm vào đó, sự tăng lên về kích thước của thai nhi lại vô tình tạo một áp lực lên vùng xương chậu, khiến cho việc đi nặng của mẹ bầu khó khăn hơn. Ngoài ra, không loại trừ nguyên nhân táo bón là do mẹ bầu hạn chế vận động và cân nặng tăng đáng kể trong khi mang thai.

Trong thời gian thai kì, máu chủ yếu được dùng cho quá trình phát triển của thai nhi. Sau sinh, mẹ bé mất nhiều máu cộng thêm việc phải sản xuất sữa liên tục cho bé bú dẫn đến hậu quả là máu đến đại tràng ít, gây nên hiện tượng táo bón sau sinh.

Ngoài ra, việc kiêng cữ đi lại sau sinh cũng là nguyên nhân gây táo bón ở mẹ bầu sau sinh.Thời gian nằm nhiều, nhu động ruột giảm dần, ruột cũng yếu đi. Phân ở ruột liên tục bị tái hấp thu nước dẫn đến hiện tượng khô, cứng, gây táo bón. Chế độ ăn uống tẩm bổ của mẹ bầu sau sinh cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi. Mẹ bé được ăn quá nhiều dưỡng chất mà không bổ sung thêm các loại rau xanh, củ quả.

Những nguyên nhân này khiến cho táo bón rất dễ trở thành “bạn xấu” đồng hành cùng các mẹ bầu trong suốt thai kì.

3. Xử trí khi mẹ bầu bị táo bón

Mẹ bầu nên bình tĩnh và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được cách điều trị tốt nhất. Táo bón không quá nguy hiểm nhưng nếu mẹ bầu tự mua thuốc điều trị thì sẽ rất nguy hiểm không chỉ cho mẹ mà còn nguy hiểm cho cả bé trong bụng mẹ.

Mẹ bầu không nên tự mua thuốc điều trị trong thai kì.

Mẹ bầu không nên tự mua thuốc điều trị trong thai kì.

Mẹ bầu có được rặn khi táo bón không?

Mẹ bầu biết không, khi rặn, vô tình chúng ta sẽ kích thích gây ra các cơn co tử cung. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng không mong muốn như xảy thai, sinh non và các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, các bác sĩ vẫn thường khuyên các mẹ bầu không nên rặn quá mạnh trong khi bị táo bón. Không chỉ vậy, việc rặn quá nhiều có thể làm mẹ bầu bị nứt hậu môn, dễ dẫn đến nhiễm trùng hậu môn, và tiếp sau đó nguy hiểm hơn là bệnh trĩ, ung thư đại tràng…

Mẹ bầu không nên rặn mạnh khi bị táo bón.

Mẹ bầu không nên rặn mạnh khi bị táo bón.

Nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng họ rất ngại phải đi nặng khi bị táo bón. Nhưng các mẹ biết không, nếu chúng ta không đi nặng, các chất thải, cặn bã, chất độc sẽ ngấm trở lại cơ thể. Do đó, mẹ bầu không nên nhịn, khi có nhu cầu thì phải “xử lí” ngay. Làm như vậy thì táo bón sẽ nhanh chóng thoái lui, sức khỏe của mẹ bầu cũng không bị ảnh hưởng.

Mách nhỏ mẹ bầu: khi đã ở ngoài tháng thứ 3 của thai kì, mẹ bầu có thể hỗ trợ tăng cường hoạt động của nhu động ruột, làm mềm phân bằng cách xoa nhẹ quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Với mẹ bầu đang mang thai 3 tháng đầu thì không nên làm theo động tác này vì nó có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai.

4. Cách điều trị táo bón khi đang mang thai

Khi đang mang thai, bất đắc dĩ lắm mẹ bầu mới nên dùng thuốc. Thuốc có tác dụng nhanh nhưng nó cũng có thể gây ra ảnh hưởng xấu tới bé yêu trong bụng mẹ. Khi bị táo bón cũng vậy, mẹ bầu chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết, và nên có sự đồng ý của bác sĩ.

Tốt hơn hết là mẹ bầu nên cải thiện từ chế độ dinh dưỡng của mình sao cho thật hợp lí:

- Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ: các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu nên bổ sung từ 26 – 30 gram chất xơ mỗi ngày để đảm bảo hạn chế táo bón thai kì. 

- Hạn chế tối đa đồ ăn chiên rán, cay nóng không có lợi cho mẹ bầu.

- Giảm thiểu việc ăn các loại thức ăn có hàm lượng canxi và sắt cao, chúng không hề có lợi cho việc điều trị táo bón của mẹ bầu.

- Uống 2,5 lít nước mỗi ngày không chỉ giảm triệu chứng táo bón, phòng ngừa táo bón mà còn giúp mẹ bầu làm đẹp da. Và mẹ bầu cũng đừng quên dùng thêm mật ong mỗi buổi sáng khi thức dậy, 1 thìa mật ong pha với một cốc nước sẽ giúp nhuận tràng rất hiệu quả.

Uống nhiều nước giúp hạn chế táo bón hiệu quả.

Uống nhiều nước giúp hạn chế táo bón hiệu quả.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng đừng quên phải thường xuyên đi lại nhẹ nhàng, có thể tập luyện một số môn thể thao như yoga, bơi lội, đi bộ trong điều kiện cho phép cũng sẽ rất tốt cho mẹ và bé đấy.

5. Thực phẩm cần bổ sung và nên tránh đối với mẹ bầu khi bị táo bón

Thực phẩm cần bổ sung:

  • Mẹ bầu nên ăn thêm đa dạng các loại rau xanh: xà lách, rau muống, bông cải xanh, súp lơ, diếp cá…
  • Mẹ bầu cũng nên ăn thêm các loại củ như cà rốt, khoai lang, ngô bắp để có đa dạng các loại dưỡng chất cho cơ thể.
  • Mẹ bầu đang đi làm thì có thể mang kèm một số loại hạt, trái cây sấy khô tiện lợi: hạnh nhân, nho khô, mận, mơ.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng rất bổ dưỡng, hay có thể là gạo nâu, mì và đậu lăng.
  • Ngoài nước lọc, mẹ bầu cũng nên uống thêm nước hoa quả ép hàng ngày để bổ sung thêm dinh dưỡng từ hoa quả.
  • Mẹ bầu nên chọn những loại thực phẩm còn tươi ngon, luôn rửa sạch, sơ chế kĩ trước khi chế biến thành món ăn.

Thực phẩm nên tránh:

  • Cà phê không phải là lựa chọn tốt cho mẹ bầu. Uống nhiều cà phê sẽ gây ra lợi tiểu, mất nước, điều này có thể dẫn tới táo bón ở mẹ bầu.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: theo lời khuyên của các chuyên gia, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ chính là kẻ thù với hệ tiêu hóa của mẹ bầu sau sinh. Loại thực phẩm này chẳng những không có lợi đối với hệ tiêu hóa mà chúng còn dễ gây tắc nghẽn đường ruột. Mẹ bé nên tránh xa loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ nếu muốn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hạn chế tình trạng táo bón sau sinh.
  • Thực phẩm để lâu, không đảm bảo tươi ngon, nguồn gốc không rõ ràng: ngay cả với người bình thường, những loại thực phẩm này cũng gây hại đối với hệ tiêu hóa. Vậy thì mẹ bé cũng nên tránh xa chúng để táo bón sau sinh không thể trở thành “bạn xấu” của chúng mình nhé.

Mẹ bầu sau sinh nên tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Mẹ bầu sau sinh nên tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Qua bài viết này, mẹ bầu không chỉ được giải đáp thắc mắc về việc rặn khi bị táo bón thai kì, mà còn có được đầy đủ thông tin về triệu chứng táo bón trong thời gian mang thai. Hi vọng rằng mẹ bầu có thể chủ động trong việc dự phòng táo bón và mẹ bầu cũng đừng ngại tới bác sĩ để khám trong trường hợp táo bón nặng nhé. Chúc mẹ và bé yêu trong bụng mẹ luôn khỏe mạnh trong suốt thai kì!

Dao'spa mama

Giải pháp xông tắm sau sinh  phòng ngừa bệnh hậu sản

Giá bán lẻ: 350.000 VNĐ
Tìm hiểu thêm
  • 1. Sản phẩm uy tín chất lượng - được nghiên cứu bởi các chuyên gia hàng đầu của trường Đại học Dược Hà Nội.
  • 2. Nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
  • 3. Sản xuất trên dây truyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế.
  • 4. Được các mẹ bầu lựa trọn và tin dùng trong suốt 10 năm qua.

Tin liên quan

Lưu tên của bạn Sửa tên của bạn
Chất lượng, chính hãng 100% Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship toàn quốc
//