GIẢI PHÁP XÔNG TẮM SAU SINH PHÒNG CHỐNG HẬU SẢN
0982.636.036 0911.636.036

Phải làm gì khi sữa mẹ chảy quá nhiều?

Sữa chảy quá nhiều là một trong những tình huống khiến cho các mẹ không ngớt lo lắng, nhất là những người lần đầu tiên làm mẹ. Vậy nguyên nhân do đâu? Và có cách nào để khắc phục hiện tượng này không?

Nội dung chính trong bài (Ẩn)

  1. 1.1. Tiết sữa quá nhiều là gì?
  2. 2.2. Một số dấu hiệu của hiện tượng tiết sữa quá nhiều
  3. 3.3. Nguyên nhân gây sữa mẹ chảy nhiều
  4. 4.4. Mẹ nên làm gì khi tiết quá nhiều sữa?
  5. 5.5. Hiện tượng chảy sữa nhiều diễn ra trong bao lâu?
  6. 6.6. Chảy sữa nhiều có gây ảnh hưởng gì đến bé yêu không?
  7. 7.7. Có thể tiếp tục cho bé bú được không?

1. Tiết sữa quá nhiều là gì?

Tiết sữa quá nhiều là hiện tượng khi lượng sữa trong cơ thể bạn tạo ra vượt xa so với nhu cầu của bé. Sữa có thể phun ra quá nhanh và mạnh khiến việc cho bé bú trở nên khó khăn. Nhiều trường hợp sữa rỉ ra hoặc phun thành tia và trào rất nhiều ra ngoài.

2. Một số dấu hiệu của hiện tượng tiết sữa quá nhiều

Một số dấu hiệu sau đây báo hiệu mẹ bị tiết sữa nhiều:

  • Ngực mẹ có cảm giác căng tức. Với dấu hiệu này mẹ có thể bị tắc tia sữa hoặc viêm vú.
  • Mẹ hay thấy căng tức bầu ngực và đau khi cho bé bú.
  • Ngực mẹ cũng có thể rỉ sữa giữa những lần cho bé bú cũng như khi bình thường sữa cũng ra làm ướt áo ngực.
  • Khi cho bé bú ở ngực bên này thì ngực bên kia cũng tiết ra sữa rất nhiều.

Các dấu hiệu này có thể diễn ra trong vài tuần đầu sau khi sinh hoặc chỉ sau đó một chút. Nhưng sau đó nguồn sữa sẽ tự điều chỉnh về mức bình thường, nhưng nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thế kéo dài từ bốn đến năm tháng sau khi sinh gây ra rất nhiều rắc rối cho mẹ và cả bé.

3. Nguyên nhân gây sữa mẹ chảy nhiều

Nguyên nhân gây ra vấn đề này thường là do phản xạ sữa chảy về của mẹ hoạt động quá mức cùng với sự mất cần bằng giữa sữa trước và sữa sau trong thời gian cho con bú. Sữa trước được tiết ra ở đầu cữ bú, loãng và ngọt chứa nhiều đường nhưng ít chất béo. Sữa sau tiết ra sau khi bé bú được một lúc, đặc hơn, giàu chất béo và năng lượng hơn. Chính lượng sữa ra sau này mới có thể giúp bé thỏa mãn cơn đói và no lâu hơn.

Nguyên nhân do phản xạ sữa chảy về của mẹ hoạt động quá mức.

Nguyên nhân do phản xạ sữa chảy về của mẹ hoạt động quá mức.

Một số trường hợp ra nhiều sữa hơn so với mức bình thường nhưng lại có một số thì ngược lại. Với trường hợp này, đơn giản các mẹ chỉ cần để cơ thể tự động điều chỉnh lượng sữa sao cho phù hợp với nhu cầu của bé mà không phải dùng biện pháp gì. Dù là như vậy, nhưng một số phụ nữ vẫn tiết nhiều sữa sau quá trình điều chỉnh của cơ thể.

Vấn đề này thường gặp ở những bà mẹ có nhiều tuyến sữa trong ngực. Trung bình trên mỗi bên ngực của chị em có khoảng từ 100.000 đến 300.000 tuyến sữa. Những người tiết nhiều sữa hầu như có số tuyến sữa vượt quá mức trung bình và gần như tối đa.

Cũng có thể khi các mẹ có những hành động vô tình khiến cơ thể tiết ra nhiều sữa như dùng máy hút sữa quá nhiều. Thiếu cân bằng một số hormone, khối u ở tuyến yên và một số loại thuốc đều có thể kích thích cơ thể tiết nhiều sữa hơn so với mức bình thường.

4. Mẹ nên làm gì khi tiết quá nhiều sữa?

Mẹ có thể gặp các chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ để có thể được hướng dẫn giảm lượng sữa của mình một cách an toàn và hiệu quả nhé. Tuy nhiên, mẹ có thể tham khảo thêm các lời khuyên mà các chuyên gia hàng đầu thế giới khuyên dùng sau :

  • Trước khi cho bé bú, mẹ nên dùng máy hút sữa hoặc dùng tay để nặn bớt sữa thừa ra. Mẹ có thể bỏ phần sữa thừa này hoặc cất chúng vào chai để dùng sau. Tuy nhiên, không nên hút quá nhiều sữa nếu mẹ đang muốn điều chỉnh nguồn sữa của mình. Mẹ hãy chọn chế độ thấp nhất nếu dùng máy bơm.

Trước khi cho bé bú, mẹ nên dùng máy hút sữa để hút bớt sữa thừa ra.

Trước khi cho bé bú, mẹ nên dùng máy hút sữa để hút bớt sữa thừa ra.

  • Các mẹ cũng có thể dùng máy hút sữa để hút hết sữa ở hai bên ngực. Sau đó, mẹ cho bé bú từ 2 đến 4 lần liên tục ở một bên ngực. Bé muốn bú bao nhiêu, cho bé bú bấy nhiêu nhưng mẹ nên nhớ rằng chỉ dùng một bên ngực mà thôi. Mẹ cũng có thể hút một ít sữa ở ngực bên kia để giảm căng tức. Phương pháp này sẽ bắt đầu có hiệu quả trong 24 đến 48 giờ. Ngoài ra, nếu mẹ có thói quen hút sữa để dự trữ cho bé sử dụng dần, mẹ hãy ngừng hút cho đến khi nào lượng sữa mẹ tiết ra tương đương với nhu cầu của bé.
  • Mẹ càng kích thích ngực mình nhiều và bơm hút càng nhiều sữa, cơ thể sẽ lầm tưởng rằng bé có nhu cầu rất lớn nên từ đó sẽ sản xuất nhiều sữa hơn. Mẹ hãy cho bé bú trước khi bé quá đói hoặc sau khi bé mới ngủ dậy. Những lúc này, bé sẽ không bú quá mạnh, cũng có nghĩa với việc ngực ít bị kích thích hơn.
  • Một tư thế cho bú hợp lý sẽ giúp bé đối phó với dòng sữa tốt hơn. Thử để bé bú với tư thế ngồi, bụng áp bụng với mẹ còn mẹ dựa ra phía sau để trọng lực làm chậm dòng sữa. Mẹ cũng có thể cho bé bú khi nằm nghiêng và dùng một cái khăn lót bên dưới để hứng sữa thừa bị chảy ra.
  • Nếu mẹ thấy bé quá đói và nuốt sữa quá nhanh hoặc dòng sữa ra quá mạnh, để bé có thể tạm ngừng bú, mẹ hãy vỗ nhẹ vào lưng bé để bé có thể ợ bớt hơi rồi cho bé bú tiếp.
  • Mẹ có thể dùng “núm vú hỗ trợ cho bú” để có thể kiểm soát dòng sữa chảy ra khi cho bé bú. Mẹ hãy đến những siêu thị đồ dùng sau sinh để có thể mua và được tư vấn chi tiết về dụng cụ này.
  • Các mẹ cần đặc biệt lưu ý các triệu chứng tắc tia sữa hoặc viêm vú. Nếu bị các chứng này, mẹ phải điều trị xong rồi mới thực hiện các bước điều chỉnh nguồn sữa.

Mẹ cần đặc biệt lưu ý  giữa các triệu chứng tắc tia sữa hoặc viêm tuyến vú.

Mẹ cần đặc biệt lưu ý  giữa các triệu chứng tắc tia sữa hoặc viêm tuyến vú.

Nếu đã thực hiện tất cả các biện pháp kể trên nhưng không có hiệu quả, mẹ nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị tốt nhất nhé.

Trong một số trường hợp, việc điều trị bằng thuốc có thể giải quyết vấn đề tiết nhiều sữa. Khi đó, mẹ hãy nhớ rằng việc bé không thể bú một cách thoải mái không có nghĩa là bé không yêu mẹ nhé.

5. Hiện tượng chảy sữa nhiều diễn ra trong bao lâu?

Hiện tượng chảy sữa nhiều diễn ra không lâu, chúng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian vài tuần sau khi sinh bé, cũng có thể nhiều khả năng mẹ bị chảy sữa vì lúc này cơ thể đang cố gắng hoạt động mạnh để cung cấp đủ sữa cho bé. Hầu hết cả bà mẹ thì tình trạng này sẽ hết hoàn toàn sau khoảng 6-10 tuần cho bé bú.

Tuy vậy, mẹ cũng nên biết rằng việc chảy sữa chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và mẹ luôn sẵn sàng để tiết sữa nuôi bé.

6. Chảy sữa nhiều có gây ảnh hưởng gì đến bé yêu không?

Thông thường, trẻ sơ sinh cần bú mỗi bên ngực mẹ khoảng 10 phút, như đã nói ở trên khoảng 4-5 phút đầu tiên sữa mẹ vẫn còn loãng, phải một lúc sau khi bé bú thì mới đến lượt sữa sau với đầy dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của bé. Lượng sữa ra sau này mới là loại sữa có thể giúp bé thỏa mãn cơn đói và no lâu hơn.

Khi mẹ gặp hiện tượng ra nhiều sữa hơn bình thường thì khả năng bé bị no bởi lượng sữa loãng là rất cao. Vì vậy, bé có thể ngừng bú khi chưa kịp nhận được lượng sữa sau với đầy dưỡng chất . Do đó, bé thường xuyên bị đói, bú mẹ nhiều hơn, và đó cũng là một trong những lý do làm bé tăng cân quá mức cần thiết.

Khi mẹ ra nhiều sữa thì khả năng bé bị no bởi lượng sữa loãng là rất cao.

Khi mẹ ra nhiều sữa thì khả năng bé bị no bởi lượng sữa loãng là rất cao.

Mặt khác, để thích nghi với tình trạng dòng chảy quá nhanh của sữa mẹ, bé phải gắng sức nhiều hơn, bé vừa bú vừa thở rất khó khăn. Trường hợp sặc sữa không phải là chuyện hiếm nữa. Lượng sữa chảy ra quá nhanh làm bé không kịp nuốt hết sữa mà còn nuốt thêm cả nhiều không khí vào bụng trong lúc bú. Hậu quả của việc sữa chảy quá nhanh trong khi bé bú là bé thường xuyên ợ hơi, bị nấc và đau bụng. Thậm chí một số trẻ còn thấy sợ bú mẹ và trở nên biếng ăn.

Nhìn chung những trẻ có mẹ tiết nhiều sữa hơn mức bình thường chúng thường được bú nhiều sữa đầu hơn là sữa cuối dẫn đến hiện tượng đầy hơi. Trong khi đó một số trẻ lại không uống đủ sữa vì không thể kiểm soát dòng sữa. Nếu việc này cứ kéo dài sẽ khiến bé thiếu dinh dưỡng.

7. Có thể tiếp tục cho bé bú được không?

Câu trả lời là mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú, vì việc tiếp tục cho bé bú cũng là một hành động góp phần giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, khi cho bé bú mẹ cần phải thử nhiều tư thế, phương pháp nhằm mục đích để lượng sữa tiết ra tương ứng với nhu cầu của bé.

Nếu mẹ đã thực hiện tất cả những biện pháp trong bài nhưng viết này vẫn không thể cải thiện được tình trạng tiết nhiều sữa, mẹ cần đến ngay gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp đảm bảo sức khỏe cho chính mẹ cũng như cho bé.

Dao'spa mama

Giải pháp xông tắm sau sinh  phòng ngừa bệnh hậu sản

Giá bán lẻ: 350.000 VNĐ
Tìm hiểu thêm
  • 1. Sản phẩm uy tín chất lượng - được nghiên cứu bởi các chuyên gia hàng đầu của trường Đại học Dược Hà Nội.
  • 2. Nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
  • 3. Sản xuất trên dây truyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế.
  • 4. Được các mẹ bầu lựa trọn và tin dùng trong suốt 10 năm qua.

Tin liên quan

Lưu tên của bạn Sửa tên của bạn
Chất lượng, chính hãng 100% Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship toàn quốc
//