GIẢI PHÁP XÔNG TẮM SAU SINH PHÒNG CHỐNG HẬU SẢN
0982.636.036 0911.636.036

Không còn sợ hãi việc phải rạch tầng sinh môn nữa khi mẹ biết các mẹo này

Rạch tầng sinh môn là một quá trình đau đớn kéo dài tới tận vài tuần sau sinh. Thế nhưng, ít mẹ biết rằng, thủ thuật này sẽ trở nên không cần thiết khi mẹ có sự chuẩn bị trước cho cuộc “vượt cạn” của mình.

Nội dung chính trong bài (Ẩn)

  1. 1.1. Nỗi đau của mẹ khi phải rạch tầng sinh môn
  2. 2.2. Rạch tầng sinh môn cũng khiến mẹ phải đối mặt với nhiều nguy cơ
  3. 3.3. Mách mẹ những mẹo “trốn” được rạch tầng sinh môn
    1. 3.1. Nguyên tắc 1: Luyện tập cho xương chậu và tầng sinh môn
    2. 3.2. Nguyên tắc 2: Massage tầng sinh môn
    3. 3.3. Nguyên tắc 3: Một thực đơn đầy đủ chất béo
    4. 3.4. Nguyên tắc 4: Lên kịch bản sẵn cho ngày con chào đời

1. Nỗi đau của mẹ khi phải rạch tầng sinh môn

Trong nhiều trường hợp, khi chuyển dạ sinh thường, để cho đầu thai nhi sổ ra dễ dàng mà không bị sang chấn, đồng thời để tránh cho mẹ bị rách và tổn thương vùng kín, các bác sĩ thường chủ động thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn. Việc rạch tầng sinh môn được thực hiện khi cơn co bóp tử cung lên đến đỉnh điểm và trẻ sơ sinh đang có dấu hiệu được đẩy lọt ra ngoài một cách thuận lợi. Hầu hết sản phụ đã được can thiệp bằng thuốc gây tê tại chỗ từ trước nên cũng giảm bớt cảm giác đau khi rạch tầng sinh môn. Một số sản phụ thì do quá đau vì cơn co bóp tử cung nên cảm giác đau khi bị rạch tầng sinh môn chỉ nhói lên một chút thoáng qua.

Cứ ngỡ rằng, những đau đớn, khó khăn nhất khi “vượt cạn” đều đã diễn ra ở trên bàn đẻ, thế nhưng, sự thật không phải vậy. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ truyền đạt lại, cảm giác đau đớn, khó chịu, bứt rứt mà vết khâu tầng sinh môn gây ra cũng chẳng kém gì nỗi đau khi sinh con.

Vết khâu tầng sinh môn đem lại cho mẹ nhiều đau đớn sau khi sinh.

Vết khâu tầng sinh môn đem lại cho mẹ nhiều đau đớn sau khi sinh.

Chị Trần Thị H. – một bà mẹ đã phải rạch tầng sinh môn khi sinh con đầu lòng – chia sẻ: “Sau khi được chuyển về phòng hồi sức hậu sản, mình nhanh chóng cảm nhận được những cơn đau đầu tiên từ vùng kín khi thuốc tê hết tác dụng. Chỉ cần mình di chuyển nhẹ vùng phía dưới hoặc khẽ xoay người để cho con bú thì lập tức có cảm giác đau buốt lan tỏa khắp người. Mọi chuyện còn tệ hơn khi hai mẹ con chuyển từ viện về nhà, phải đi lại nhiều khiến những cơn đau càng tê tái, tưởng như cắt vào da thịt vậy. Sau khi sinh 4, 5 ngày rồi mà những cơn đau của mình vẫn chưa dứt hẳn. Việc di chuyển hay đi vệ sinh thực sự khiến mình đau đớn và khổ sở.”

2. Rạch tầng sinh môn cũng khiến mẹ phải đối mặt với nhiều nguy cơ

Dẫu biết rằng, khi được các bác sĩ chỉ định thì việc rạch tầng sinh môn là can thiệp cần thiết để “mẹ tròn, con vuông” trong quá trình vượt cạn. Rạch tầng sinh môn vừa giúp con lọt ra ngoài dễ dàng hơn lại vừa giúp mẹ tránh được nguy cơ rách tầng sinh môn (rách tầng sinh môn đồng nghĩa với việc tổn thương vùng đáy chậu, may lại rất khó khăn bởi vết rách có thể nham nhở, tổn thương lan đến tận cơ vòng hậu môn của người mẹ). Thế nhưng, cũng không thể nói rằng, rạch tầng sinh môn là một biện pháp giải quyết vấn đề hoàn hảo. Ngoài những đau đớn bên ngoài kéo dài suốt những ngày sau sinh, rạch tầng sinh môn cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ cho sức khỏe của mẹ.

Rạch tầng sinh môn là biện pháp cần thiết nhưng chưa phải là biện pháp hoàn hảo.

Rạch tầng sinh môn là biện pháp cần thiết nhưng chưa phải là biện pháp hoàn hảo.

Rạch tầng sinh môn sẽ gây mất máu nhiều hơn so với 1 ca mổ bình thường, đồng thời, vết cắt ở tầng sinh môn sẽ đau lâu và khó lành hơn so với 1 ca mổ chỉ định. Thêm vào đó, thủ thuật này cũng có thể gây ra hiện tượng rò âm đạo – hậu môn, làm cho mẹ đại tiểu tiện không tự chủ được. Đôi khi, nó còn ảnh hưởng đến đường ruột của mẹ.

Nếu việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không tốt, nguy cơ mẹ bị viêm nhiễm là rất cao. Mẹ có thể thấy khu vực xung quanh tầng sinh môn đỏ, đau và sưng lên, sau đó vết thương có mùi và bắt đầu mưng mủ. Lúc này, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh trường hợp nhiễm trùng hậu sản. Hoặc cũng có thể, mô sẹo phát triển xung quanh vết cắt làm mẹ cảm thấy ngứa, đồng thời khiến mẹ đau đớn khi sinh hoạt tình dục. Trong trường hợp này cần nhờ sự tư vấn của bác sĩ để thực hiện thủ thuật cắt – ghép lại. Thỉnh thoảng, có những vết khâu không thể lành và bung ra, mẹ cũng cần phẫu thuật để sửa lại.

Mẹ rất dễ bị viêm nhiễm nếu không chăm sóc vết rạch tầng sinh môn cẩn thận.

Mẹ rất dễ bị viêm nhiễm nếu không chăm sóc vết rạch tầng sinh môn cẩn thận.

Hiện nay, việc thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn cho phụ nữ khi sinh vẫn đang làm dấy lên những luồng ý kiến khác nhau trong giới khoa học. Thế nhưng, các bác sĩ và các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở một điểm, đó là không nên lạm dụng thủ thuật này trong những trường hợp không cần thiết.

3. Mách mẹ những mẹo “trốn” được rạch tầng sinh môn

Việc rạch tầng sinh môn sẽ trở nên không cần thiết nếu mẹ nắm được những nguyên tắc vàng sau đây và áp dụng hợp lý trong suốt thời gian mang thai cũng như khi chuẩn bị sinh em bé.

Nguyên tắc 1: Luyện tập cho xương chậu và tầng sinh môn

Cơ xương chậu dẻo dai và tầng sinh môn đàn hồi tốt sẽ là nền tảng để cuộc vượt cạn của mẹ và bé dễ dàng hơn mà không cần nhờ tới một biện pháp can thiệp nào cả. Mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên để có thể kiểm soát được cơ thể cũng như học được cách thư giãn các cơ. Một số bài tập an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng khi mang thai đó là: Phương pháp Kegel, đi bộ, đứng lên ngồi xuống, nghiêng xương chậu, điều chỉnh tư thế... Đặc biệt là phương pháp Kegel, rất tốt cho sức khỏe của cơ vùng chậu và các bộ phận khác kế bên.

Phương pháp Kegel rất tốt cho sức khỏe của cơ vùng chậu.

Phương pháp Kegel rất tốt cho sức khỏe của cơ vùng chậu.

Tuy nhiên, các bài tập này cần phải được thực hiện một cách phù hợp với tình trạng mang thai của mẹ (Mẹ đang ở tháng bao nhiêu? Thai đã lớn hay chưa? Sức khỏe của mẹ có đủ tốt không?...). Và khi đã thực hiện, mẹ phải có sự kiên trì luyện tập thì mới có thể mang lại hiệu quả.

Nguyên tắc 2: Massage tầng sinh môn

Thực hiện việc xoa bóp không những tốt cho sức khỏe toàn diện mà còn tăng sự đàn hồi ở vị trí này. Mẹ nên thực hiện việc massage đều đặn 5 phút mỗi ngày, trong vòng 6 tới 8 tuần trước thời điểm dự sinh. Massage vùng đáy chậu khi có thai được chứng minh là làm hạn chế hiện tượng rách tầng sinh môn lúc sinh thường. Mẹ bầu cũng nên dùng thêm dầu oliu hay dầu dừa để tăng hiệu quả của việc massage. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để lựa chọn được phương pháp massage hiệu quả và an toàn nhất.

Nguyên tắc 3: Một thực đơn đầy đủ chất béo

Không phải lúc nào chất béo cũng có hại cho sức khỏe. Nhiều mẹ bầu sợ khó lấy lại vóc dáng sau sinh nên đặc biệt kiêng ăn các loại thực phẩm có chứa chất béo. Việc này vừa khiến thai nhi không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất vừa khiến các cơ của mẹ thiếu đi khả năng đàn hồi.

Bơ, phô mai, socola đen, trứng, mỡ cá, các loại hạt... giúp da mẹ có thêm độ ẩm và độ đàn hồi.

Bơ, phô mai, socola đen, trứng, mỡ cá, các loại hạt... giúp da mẹ có thêm độ ẩm và độ đàn hồi.

Thực tế, trong thiên nhiên có rất nhiều “chất béo tốt” với các thành phần an toàn, tự nhiên vừa tốt cho sức khỏe, lại không khiến mẹ tăng cân. Đặc biệt, các thực phẩm có nhiều chất béo như bơ, phô mai, socola đen, trứng, mỡ cá, các loại hạt... vừa cung cấp chất xơ cho cơ thể vừa giúp da có thêm độ ẩm và độ đàn hồi – yếu tố then chốt giúp mẹ bầu không phải rạch tầng sinh môn khi vượt cạn.

Nguyên tắc 4: Lên kịch bản sẵn cho ngày con chào đời

Mẹ nên nghiên cứu hoặc tốt nhất là đăng ký một lớp tiền sản để học cách thư giãn các cơ sàn khung chậu, cách thả lỏng cơ đáy chậu, cách phình lớp mô âm đạo và đáy chậu, cách hít thở khi có các cơn gò tử cung,… Việc mẹ nhuần nhuyễn những kĩ năng này sẽ giúp quá trình sinh con thuận lợi hơn rất nhiều, và việc sử dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn sẽ trở nên không cần thiết.

Ngoài ra, nếu có điều kiện, mẹ nên trao đổi trước với bác sĩ về tư thế khi sinh con. Có rất nhiều người cho rằng, nằm ngả lưng mới là tư thế chuẩn khi sinh. Nhưng sự thực lại không phải vậy. Nằm ngả lưng khi sinh con sẽ khiến bạn bị mất trọng lực cũng như tăng thêm áp lực lên vùng xương chậu và khó mà giúp bé tìm được lối ra. Điều này sẽ khiến các cơn rặn đẻ sẽ bị chậm dần, và em bé phải khổ sở tìm khoảng trống vừa đủ để ra ngoài. Lúc này, người đỡ đẻ bắt buộc phải rạch tầng sinh môn để mở rộng đường ra cho bé. Mẹ có thể tham khảo từ bác sĩ các tư thế sinh khác như đứng hay nửa đứng nửa ngồi,…

Hãy áp dụng các nguyên tắc chúng tôi vừa gợi ý trên đây và mong rằng mẹ và bé có thể “vượt cạn” an toàn mà chẳng cần lo lắng gì tới việc rạch tầng sinh môn!

Dao'spa mama

Giải pháp xông tắm sau sinh  phòng ngừa bệnh hậu sản

Giá bán lẻ: 350.000 VNĐ
Tìm hiểu thêm
  • 1. Sản phẩm uy tín chất lượng - được nghiên cứu bởi các chuyên gia hàng đầu của trường Đại học Dược Hà Nội.
  • 2. Nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
  • 3. Sản xuất trên dây truyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế.
  • 4. Được các mẹ bầu lựa trọn và tin dùng trong suốt 10 năm qua.

Tin liên quan

Lưu tên của bạn Sửa tên của bạn
Chất lượng, chính hãng 100% Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship toàn quốc
//